Văn phòng giao dịch là gì?

Trong các quy định pháp lý của Việt Nam, không có loại hình nào mang tên “văn phòng giao dịch”. Cho đến hiện tại, theo quy định của pháp luật nước ta thì có tất cả là ba loại hình đơn vị phụ thuộc vào doanh nghiệp là:

  • Chi nhánh;
  • Văn phòng đại diện;
  • Địa điểm kinh doanh.

Vậy thì, văn phòng giao dịch là gì? Hãy cùng G Office – Chuyên gia thủ tục doanh nghiệp tìm hiểu về khái niệm này nhé!

Tìm hiểu khái niệm văn phòng giao dịch là gì?

Văn phòng giao dịch là gì? Nó là một thuật ngữ được dùng để gọi chung cho các loại hình đơn vị phụ thuộc vào doanh nghiệp là: Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu mở rộng thị trường, tùy theo nhu cầu có thể cân nhắc lựa chọn một trong ba loại hình trên.

Có nhiều người nhầm lẫn khái niệm của thuật ngữ này và thắc mắc chi nhánh và phòng giao dịch khác nhau không, thì khi tìm hiểu đến đây chắc hẳn đã có được đáp án chính xác rồi đúng không nào?

3 loại hình đơn vị trực thuộc doanh nghiệp:

Sau đây, G Office sẽ cung cấp thông tin của từng loại hình đơn vị này, để các doanh nghiệp hiểu rõ hơn và dễ dàng chọn lựa.

3 loại hình văn phòng giao dịch - Đơn vị trực thuộc doanh nghiệp

Chức năng của từng loại hình văn phòng giao dịch:

Chi nhánh:

Theo Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, loại hình “chi nhánh” được quy định như sau:

“Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”

Văn phòng đại diện:

Theo Khoản 2 điều 44 luật doanh nghiệp 2020, loại hình “Văn phòng đại diện” là:

“Đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.”

Xem thêm: Văn phòng đại diện là gì? Thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam

Địa điểm kinh doanh:

Theo Khoản 3 Điều 45 Luật doanh nghiệp, loại hình “Địa điểm kinh doanh” là:

“Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. “

Thủ tục thành lập của từng loại hình văn phòng giao dịch

Thủ tục thành lập các loại hình văn phòng giao dịch

Theo quy định của Luật doanh nghiệp:

Thủ tục thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện:

Thành lập “Chi nhánh” và “Văn phòng đại diện”

Hồ sơ cần thiết:

– Thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện. Nội dung thông báo gồm:

+ Mã số doanh nghiệp;

+ Tên và địa chỉ trụ sở chính của Doanh nghiệp;

+Tên chi nhánh, văn phòng đại diện dự định thành lập;

+ Địa chỉ trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện;

+ Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;

+ Thông tin đăng ký thuế;

+ Họ, tên; nơi cư trú; số CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;

+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

– Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp;

– Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.

Quy trình đăng ký:

– Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh, nơi đặt văn phòng đại diện.

Xem thêm: Chi nhánh và văn phòng đại diện doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Thành lập địa điểm kinh doanh:

Hồ sơ cần thiết:

– Mã số doanh nghiệp.

– Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên, địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở). Tên, địa chỉ của địa điểm kinh doanh (Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ cho thuê văn phòng để tìm địa chỉ phù hợp).

– Lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của địa điểm kinh doanh.

– Họ tên, địa chỉ nơi cư trú, giấy tờ tùy thân (số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác) của người đại diện địa điểm kinh doanh theo pháp luật.

– Họ tên, chữ ký của người đại diện doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp (họ tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh).

Quy trình đăng ký:

– Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh, nơi đặt văn phòng đại diện.

Doanh nghiệp nên lựa chọn loại hình văn phòng giao dịch nào để mở rộng quy mô?

Theo G Office, không có đáp án chính xác loại hình văn phòng giao dịch nào là tốt nhất cho các doanh nghiệp khi mở rộng quy mô. Điều này phải phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi doanh nghiệp để đưa ra lựa chọn phù hợp.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang có kế hoạch mở rộng quy mô doanh nghiệp, nhưng vẫn đang bâng khuâng chưa biết nên lựa chọn loại hình nào. Hãy liên hệ dịch vụ thành lập doanh nghiệp của G Office!

Đội ngũ chuyên viên của G Office đều là những người giàu kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao, không ngừng cập nhật kiến thức. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những nhu cầu và đưa ra phương án tối ưu nhất cho từng doanh nghiệp. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi tìm đến sự hỗ trợ của G Office. 

 G Office – Người bạn đồng hành cùng các doanh nghiệp

Bài viết liên quan:

Vì sao bạn nên sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của G Office?

 

Có thể bạn quan tâm

Citilight Tower – Không Gian Làm Việc Chuyên Nghiệp, Đẳng Cấp Giữa Lòng Quận 1

G Office hân hạnh giới thiệu đến quý khách hàng chi nhánh mới nhất tại tòa nhà Citilight Tower, 45…
Xem thêm

Thuê Địa Chỉ Văn Phòng Ảo – Cách Tăng Uy Tín Thương Hiệu Trong Mắt Đối Tác

Thuê địa chỉ văn phòng ảo không chỉ là giải pháp tiết kiệm chi phí mà còn là chìa khóa…
Xem thêm

Năm Ất Tỵ – Bật mí bí kíp chọn văn phòng hợp phong thủy người tuổi Tỵ

Chọn văn phòng hợp phong thủy là yếu tố quan trọng giúp người tuổi Tỵ thu hút tài lộc, thịnh…
Xem thêm
Dự Đoán Xu Hướng Văn Phòng Cho Thuê Tại Việt Nam 2025

Dự Đoán Xu Hướng Văn Phòng Cho Thuê Tại Việt Nam 2025: Đột Phá Với Công Nghệ và Mô Hình Linh Hoạt

Văn phòng cho thuê tại Việt Nam đang có những chuyển biến mạnh mẽ khi nhu cầu doanh nghiệp thay…
Xem thêm
Share văn phòng làm việc TPHCM

Share văn phòng làm việc TPHCM – Xu hướng mới mang đến sự tiết kiệm và linh hoạt cho doanh nghiệp

Share văn phòng làm việc TPHCM đang trở thành xu hướng phổ biến, đặc biệt với những ai mong muốn…
Xem thêm
Phân tích thị trường cho thuê văn phòng trọn gói tại TPHCM

Phân tích thị trường cho thuê văn phòng trọn gói tại TPHCM

Thị trường cho thuê văn phòng trọn gói tại TP.HCM đang bùng nổ, trở thành lựa chọn ưu tiên của…
Xem thêm
Coworking Space Quận 3

Coworking Space Quận 3 – Không Gian Làm Việc Hiện Đại, Linh Hoạt, Giá Tốt

Tìm coworking space quận 3 với không gian hiện đại, linh hoạt, đầy đủ tiện nghi? G Office mang đến…
Xem thêm
Dịch vụ văn phòng ảo quận 3 - Giá hấp dẫn, dịch vụ bất tận

Dịch vụ văn phòng ảo quận 3 – Giá hấp dẫn, dịch vụ bất tận

Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo quận 3 của G Office không chỉ mang lại sự tiện lợi vượt…
Xem thêm
Tăng Lợi Thế Cạnh Tranh Với Dịch Vụ Văn Phòng Ảo Tại TP.HCM Của G Office

Tăng Lợi Thế Cạnh Tranh Với Dịch Vụ Văn Phòng Ảo Tại TP.HCM Của G Office

Dịch vụ văn phòng ảo tại TP.HCM của G Office chính là lựa chọn tối ưu, nếu bạn đang tìm…
Xem thêm
Thuê coworking space nên hay không

Thuê coworking space: Nên hay không?

Mô hình thuê coworking space tỏa sáng với tính linh hoạt của nó. Không giống như hợp đồng thuê sàn…
Xem thêm