Tin tức
Tái sinh các phế liệu rau củ thành cây cảnh để bàn văn phòng tại sao không?
Có thể nói, những lợi ích từ cây xanh mang lại cho con người là vô vàng, nhất là về mặt sức khỏe và tinh thần. Nó có thể chữa lành những tâm hồn tổn thương, xua tan stress từ áp lực công việc đè năng, lọc bớt bụi bẩn trong không khí,...Vì thế, xu hướng mang cây xanh vào không gian sống và văn phòng làm việc ngày càng phổ biến. Thú vị hơn là không chỉ những loại cây cảnh trong nhà thường thấy, giờ đây có nhiều người còn sáng tạo bằng cách sử dụng các loại rau củ chúng ta chế biến thức ăn hằng ngày thành những cây cảnh cực dễ thương và giải trí. Hãy cùng G Office tìm hiểu về phong trào trồng cây từ phế liệu rau củ hay ho này nhé!
Tái sinh các phế liệu rau củ thành cây cảnh để bàn văn phòng tại sao không?
Trước đây, khi chúng ta sơ chế các loại rau củ quả những thân già, phần gốc, ngọn hoặc hạt thường sẽ được vứt vào sọt rác hoặc được ủ thành phân bón cho cây trồng. Thế nhưng, nhiều người không biết rằng những phần tưởng chừng như bỏ đi này lại có thể tái sinh một lần nữa thành những chiếc cây mới. Vậy thì, thay vì vứt bỏ chúng; hãy mang lại cho chúng cuộc sống mới bằng cách trồng chúng lại thành cây một lần nữa.
Trồng cây từ những bộ phận “không ăn được” không phải là điều bất thường. Những người làm vườn thường ươm cây giống từ những mảnh cây trưởng thành đã thu hoạch turớc đó. Ví dụ: tỏi được trồng từ các củ đơn lẻ, cà chua và ớt có thể được bắt đầu từ hạt của chúng. Ngay cả những củ khoai tây, khoai lang mới cũng được trồng từ “mắt” đang nảy mầm của chúng. Để thử sức mình với những cách trồng cây thú vị này, hãy bắt đầu với những mẹo đơn giản để trồng phế liệu sau đây:
- Rau ăn lá như: diếp cá, rau răm, xà lách,...
- Củ và các loại rau giống củ: củ hành tây, hành tím, củ tỏi, khoai lang, cà rốt...
- Trái cây dễ mọc lại: bơ.
Nếu bạn làm những thử nghiệm này trong khu vườn đầy nắng của mình thì đó là một điều hết sức bình thường. Vậy! Bạn đã bao giờ bạn nghĩ đến việc có một vườn rau mini ngay trên bàn làm việc tại văn phòng công ty chưa? Vừa có thể làm cây cảnh để bàn độc lạ, vừa có thêm chút rau vào ly mì ăn liền càng tuyệt hơn đúng không nào. Nghe có vẻ thật vi diệu nhỉ!
Thực tế là đã có rất nhiều bạn trẻ công sở làm điều này và biến không gian bàn làm việc của họ trở nên vui mắt và thú vị hơn hẳn đấy. G Office sẽ hướng dẫn bạn tái sinh một vài loại cây dễ trồng, tham khảo nội ngay sau đây nhé!
Một số loại rau có thể tái sinh thành cây xanh văn phòng
Những thứ đầu tiên bạn cần chuẩn bị cho thử nghiệm thú vị này là bất kỳ thứ gì có thể chứa nước với kích thước gọn gàng như: chiếc ly trà sữa bạn đã uống hết, chai sữa thủy tinh hay thậm chí là một cái chén, một chiếc đĩa, một ít nước để trồng cây thay vì đất như thường lệ và đương nhiên là một ít rau củ mà bạn muốn trồng.
Các quy tắc cơ bản bạn cần lưu ý:
- Thay nước hàng ngày để tránh chất nhờn gây úng cây.
- Để cây ở nơi có ánh sáng gián tiếp.
- Khi di chuyển cây ra ngoài trời, hãy bắt đầu ở nơi có ánh sáng chói và dần dần di chuyển đến vị trí có nhiều nắng hơn.
- Sau khi cây đã phát triển rễ ổn định bạn có thể tiếp tục trồng nó trong nước để làm cây cảnh để bàn hoặc cho ra đất để chờ thu hoạch đều được.
Một số cây phổ biến bạn có thể trồng từ những phần rau củ bỏ đi
Dưới đây là một số loại rau phổ biến (và các loại thảo mộc) mà bạn có thể trồng lại từ phế liệu:
- Những củ khoai tây;
- Khoai lang;
- Hạt quả bơ, cà chua, ớt, hạt lúa mì;
- Hành tây, tỏi, tỏi tây và hành tím;
- Rau cần tây;
- Cà rốt, củ cải, củ cải đường và các loại cây có củ khác;
- Xà lách, bắp cải;
- Húng quế, bạc hà, ngò, rau răm, diếp cá và các loại thảo mộc khác.
Hướng dẫn cách trồng một số loại phế phẩm rau củ phổ biến
Khoai tây:
Bất kỳ phần cứng nào của vỏ khoai tây hoặc các miếng khoai tây có “mắt” trên chúng (những vết lõm nhỏ mà từ đó chồi phát triển) đều có thể được trồng lại để phát triển thành các cây khoai tây mới.
Đơn giản chỉ cần lấy mẩu khoai tây vụn của bạn, để chúng khô một chút qua đêm và trồng chúng vào đất với các mắt hướng lên trên giống hệt như cách bạn trồng khoai tây giống.
Khoai lang:
Khoai lang cũng có thể được mọc lại từ các phần theo cách tương tự như khoai tây.
- Nếu bạn muốn trồng, hãy chọn khoai lang đã quá già để ăn là tốt nhất, bạn có thể giữa nguyên củ hoặc cắt đôi và dùng tăm hoặc cành tăm cắm tăm xiên lên thân củ khoai lang.
- Rễ sẽ bắt đầu hình thành sau vài ngày. Ngay sau đó, bạn sẽ thấy mầm mọc ra từ đầu miếng khoai.
- Sau khi mầm phát triển đến chiều cao khoảng 10 cm, hãy ngắt chúng và đặt giá thể để trồng là một vật chứa nước như chai lọ, ly hay chén.
- Rễ sẽ phát triển từ gốc của những chồi này. Ngay sau khi rễ mọc, nếu muốn bạn có thể lấy chúng ra đất để trồng chờ thu hoạch củ.
Cà rốt
- Giữ lại phần ngọn (nơi lá và thân kết hợp với rễ) từ cà rốt ( hoặc củ cải và các loại cây ăn củ khác) sẽ giúp chúng có thể sinh trưởng trở lại.
- Đặt các ngọn vào một chiếc đĩa hay chén chứa một ít nước xem xép mặt và những ngọn mới, xanh tốt sẽ bắt đầu mọc sau vài ngày.
- Nếu không muốn làm cây cảnh trang trí, bạn có thể chỉ cần thu hoạch và sử dụng những cây xanh này khi chúng phát triển, hoặc bạn có thể để rễ tiếp tục phát triển cho đến khi cây sẵn sàng để cấy trở lại mặt đất.
Hành tây, tỏi, tỏi tây và hành tím:
Tất cả những thành viên này của gia đình allium đều đáng đồng tiền bát gạo. Bạn có thể trồng lại tất cả chúng từ gốc rễ của củ hoặc thân.
- Đơn giản chỉ cần lấy một phần nhỏ của phần gốc của củ hoặc thân có rễ gắn vào và đặt nó vào một đĩa nước nông.
- Khá nhanh chóng, nhửng chồi xanh mới sẽ bắt đầu phát triển từ phần gốc này.
- Sau đó, những phần mọc lại này có thể được thu hoạch lại một cách đơn giản.
Rau cần tây:
Cần tây là một trong những loại cây dễ trồng lại từ phế liệu.
- Bạn chỉ cần cắt bỏ phần dưới cùng của cần tây và cho vào một cái vật dụng chứ nước nông với một ít nước ấm dưới đáy. Nên giữ nó ở nơi có ánh nắng và tương đối ấm.
- Sau một tuần hoặc lâu hơn, lá sẽ bắt đầu phát triển và bạn có thể đợi và thu hoạch chúng, hoặc trồng lại cần tây trong vườn của bạn và cho phép nó phát triển thành một cây khác có kích thước đầy đủ.
Húng quế, bạc hà, ngò, rau răm, diếp cá và các loại thảo mộc khác
Nhiều loại thảo mộc cũng có thể được trồng lại bằng cách sử dụng phế liệu thực vật.
- Chỉ cần đặt một thân cây già dài khoảng 10cm vào một cốc nước, đảm bảo rằng lá cao hơn mực nước.
- Rễ sẽ sớm bắt đầu phát triển và ngay sau khi rễ phát triển tốt, chúng sẽ tiếp tục mọc ra những phần lá mới cho bạn thu hoạch.
Nào! Bây giờ thì bạn đã sẵn sàn cho công cuộc tái sinh này chưa? Bắt tay vào ngay thôi, hãy mang một chú xanh cùng sự độc lạ, thú vị vào không gian chỗ ngồi làm việc riêng của bạn. Biết đâu, nó lại chính là nguồn cảm hứng khơi dậy sự sáng tạo cho bạn thì sao?