Tin tức
NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
Nhận diện thương hiệu là gì?
Nhận diện thương hiệu là một quá trình marketing cho thấy mức độ nhận diện của khách hàng với một sản phẩm thông qua thương hiệu của nó. Việc tạo nhận diện thương hiệu là một bước quan trọng trong quá trình tiếp thị sản phẩm mới hoặc nhắc nhở lại một thương hiệu lâu năm vẫn còn tồn tại với khách hàng. Nhận diện thương hiệu có thể bao gồm sự khác biệt về chất lượng trong sản phẩm của bạn so với đối thủ.
Nhận diện thương hiệu có hiệu quả như thế nào?
Chính bản thân sản phẩm và những dịch vụ đi kèm (như chăm sóc khách hàng) sẽ giữ cho mức độ nhận diện thương hiệu luôn được duy trì ở vị trí cao, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng nhiều hơn. Khách hàng khi phải đối mặt với nhiều lựa chọn thường có xu hướng chọn mua sản phẩm đến từ những thương hiệu quen thuộc hơn là những thương hiệu xa lạ.
Hãy nhìn vào nền công nghiệp nước giải khát. Bỏ đi bao bì sản phẩm thì chúng ta khó có thể phân biệt được nhiều loại nước giải khát. Những gã khổng lồ trong ngành như Coca Cola và Pepsi dựa vào nhận diện thương hiệu để biến thương hiệu của họ trở thành thương hiệu được nhiều khách hàng biết tới và mua hàng. Nhiều năm trước, những công ty này đã bắt đầu các chiến dịch quảng cáo và marketing nhằm gia tăng nhận diện thương hiệu, từ đó mà tỉ lệ chuyển đổi mua hàng cũng cao hơn rất nhiều.
Việc những thương hiệu lớn có tỉ lệ nhận diện thương hiệu cao hơn trong cùng phân khúc đã xây nên bức tường thành vững chắc ngăn cản các đối thủ khác trong cuộc chiến cạnh tranh giành thêm thị phần.
Hãy cân nhắc về nhận diện thương hiệu
Đến năm 2019, số người sử dụng internet xấp xỉ 43 phút mỗi ngày trên Facebook, 28 phút trên Snapchat và 27 phút trên Instagram.
Không ngạc nhiên khi nhiều công ty hiện nay đang tập trung nguồn lực cho việc thúc đẩy nhận diện thương hiệu trên các nền tảng này. Điều này dẫn đến một dạng tiếp thị mới khi khách hàng tiếp tục thảo luận về những sản phẩm dịch vụ mà họ yêu thích và đang sử dụng.
Và tất nhiên, khách hàng cũng chia sẻ về những trải nghiệm không tốt của họ với sản phẩm dịch vụ và các marketer phải chấp nhận sự thật này. Điều quan trọng là cách mỗi công ty ứng xử với những bình luận tiêu cực ra sao và đồng thời đưa ra giải pháp cho những vấn đề của khách hàng trong thực tế.
Việc khách hàng xem và tương tác với những bài đăng và cập nhật mới trên môi trường số sẽ giúp gia tăng nhận diện thương hiệu. Để nhận diện thương hiệu mang đến hiệu quả tốt nhất, khách hàng nên tương tác với website của công ty một cách liền mạch từ các nền tảng mạng xã hội khác.
Những cách khác để gia tăng nhận diện thương hiệu
Truyền thông trên báo giấy không còn sức mạnh lan tỏa như trước đây, nhưng vẫn có rất nhiều khách hàng thích đọc báo giấy và các tạp chí. Hãy đặt quảng cáo của mình ở một nơi thật chiến lược, chẳng hạn như trong những mục có giá trị nằm trong báo hoặc trong những ấn phẩm chuyên ngành thì có thể thu hút được nhiều sự chú ý đến từ người đọc và tạo ra nhận diện thương hiệu.
Ví dụ, một công ty mới trong lĩnh vực tài chính có thể quảng cáo trên những tạp chí về tiền tệ và tài chính thế giới để tăng nhận diện thương hiệu giữa các nhà đầu tư.
Quảng cáo ở những vị trí cụ thể như trong các cửa hàng cũng là một cách để tạo ra nhận diện thương hiệu. Các sản phẩm tiêu dùng rất phù hợp cho việc phân phối và quảng cáo tại các cửa hàng. Ví dụ một công ty muốn tiếp thị sản phẩm mới là những thanh kẹo có thể phân phối sản phẩm tại một điểm bán hàng để tạo nhận diện thương hiệu.
Tài trợ cho các hội thảo hay sự kiện cũng là một cách hiệu quả để tạo nhận diện thương hiệu đối với khách hàng. Các sự kiện từ thiện, thể thao hoặc gây quỹ cho phép hiển thị nổi bật tên và logo đại diện của công ty tài trợ.
Ví dụ, một công ty trong lĩnh vực bảo hiểm y tế có thể quảng bá nhãn hiệu bằng cách phân phối các gói bảo hiểm miễn phí tại một cuộc thi marathon. Điều này sẽ giúp cộng đồng khách hàng mục tiêu có thiện cảm tốt đẹp với nhãn hãng, từ đó mà nhận diện thương hiệu gia tăng và hình ảnh thương hiệu được cải thiện rất nhiều.
Hay như một công ty chuyên về lĩnh vực cho thuê văn phòng, công ty này có thể quảng bá nhãn hiệu bằng cách tài trợ cho các buổi hội thảo, các worskshop chuyên đề, thậm chí là các buổi offline giữa fan với những người nổi tiếng để phổ biến và gia tăng nhận diện thương hiệu đến nhiều phân khúc khách hàng.
Nguồn: investopedia.com
Người dịch: Hồng Thắm