Tin tức

3 CÁCH KHIẾN CHO GIÁ CẢ CỦA SẢN PHẨM/DỊCH VỤ TRÔNG CÓ VẺ THẤP HƠN

Điều đầu tiên mà bạn cần biết là con người học tập mọi thứ từ xã hội. Những khái niệm mà con người hiểu tại thời điểm hiện tại đều bắt nguồn từ những khái niệm trước đó. Và những điều này tất nhiên cũng ảnh hưởng đến cách mà con người đưa ra quyết định khi nhìn thấy giá cả của sản phẩm dịch vụ.

1. Khái niệm 1: Kích thước

Một trong những khái niệm đầu tiên mà trẻ em học được đó chính là những đồ vật có kích thước lớn thì quan trọng hơn so với những đồ vật có kích thước nhỏ. Ví dụ như xe hơi thì rất nguy hiểm vì chúng to lớn.

Những điều này dần dần trở thành một định kiến trong trí não của con người. Họ cho rằng những thứ lớn hơn thì quan trọng hơn và tất nhiên…mắc hơn rất nhiều so với những đồ vật nhỏ. Dựa vào quy luật tâm lý này, chúng ta có thể áp dụng chúng khiến cho việc bán hàng và kinh doanh hiệu quả hơn.

Chẳng hạn như hầu hết những giá cả mà chúng ta thấy hằng ngày trên màn hình đều có kích thước rất nhỏ, điều đó làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái, dễ chịu và cũng dễ dàng đi đến quyết định mua hàng. Theo một nghiên cứu thì với những phông chữ có kích thước nhỏ sẽ làm cho khách hàng cảm thấy rằng giá cả đang được thể hiện rẻ hơn nhiều so với những phông chữ có kích thước lớn.

2. Khái niệm 2: Trọng lượng

Khi chúng ta còn là những đứa trẻ bé xíu thì người lớn có thể rất dễ dàng nâng chúng ta lên không trung. Khi chúng ta lớn hơn và nặng hơn thì điều này không diễn ra nữa. Khi chúng ta sử dụng xe đẩy hàng hoặc xe tải để vận chuyển đồ thì chúng ta thường có xu hướng để những đồ vật nặng hơn nằm dưới đáy. Điều đó cho thấy rằng não chúng ta đã hình thành nên một phản ứng xã hội rất đơn giản. Giống như việc những thứ nhẹ hơn thì nổi còn những thứ nặng hơn thì chìm. Mặc dù những điều này khá đơn giản nhưung tương tác xã hội ảnh hưởng thì lại rất mạnh. Nó sẽ chi phối khi chúng ta đưa ra bất kỳ quyết định nào trong các lĩnh vực khác.

Chẳng hạn như nếu bạn nhìn vào một bức ảnh sản phẩm được đặt bên dưới hộp đồ ăn thì bạn sẽ có xu hướng cho rằng  sản phẩm này khá nặng. Trong khi với cùng bức ảnh này nhưng nếu sản phẩm được đặt phía bên trên thì rất nhiều người sẽ nghĩ rằng thật ra chúng nhẹ hơn. Chúng ta cũng thực hiên điều tương tự với giá cả của sản phẩm dịch vụ. Trên nhãn giá, nếu các con số càng được đặt gần ở phía dưới thì khách hàng càng có xu hướng xem rằng những sản phẩm này có giá mắc hơn giá vốn có của nó.

3. Khái niệm 3: Sự chuyển động

Bạn thích trường đại học nào hơn? Ví dụ trường đại học của bạn có xếp hạng tăng từ 6 lên 4 và một trường đại học khác thì giảm bậc từ hạng 2 xuông hạng 4. Câu trả lời là hầu hết mọi người sẽ lựa chọn trường đại học có thứ hạng được cải thiện nhiều hơn mặc dù thư1 hai cho thấy là cả 2 trường đại học đều đang xếp hạng 4. Lí do là do trong thế giới thực tế thì não bộ của chúng ta đã được huấn luyện rằng chúng ta luôn mong chờ một thứ gì đó đang có xu hướng tăng lên dù không có bất kỳ bằng chứng nào lí giải tại sao chúng ta lại luôn nghĩ như vậy.

Điều này cũng ảnh hưởng đến cả. Ví như khi giá cao chuyển xuống giá thấp so với giá thông thường thì các cửa hàng thường có xu hướng trao bảng khuyến mãi giãm giá. Khi đó thì khách hàng nắm bắt được những thông tin này thường cảm thấy giá cả vô cùng rẻ. Thậm chí khi họ quên mất đi giá cả thực tế thì họ vẫn sẽ nhớ rằng giá hiện tại là một mức giá rất tuyệt vời.

Nguồn: entrepreneur.com